VIỆT NAM CHÍNH THỨC SẮP XẾP LẠI BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH, CÒN 34 TỈNH, THÀNH PHỐ TỪ NĂM 2025

02/07/2025

Từ 63 tỉnh, thành phố như trước đây, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng bản đồ hành chính mới với chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Việc sắp xếp này sẽ làm thay đổi rõ rệt về ranh giới, diện tích tự nhiên và quy mô dân số của từng địa phương trên cả nước.

Đây là nội dung quan trọng được Quốc hội thông qua trong Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, bản đồ hành chính mới công bố cho thấy cả nước sẽ có 34 tỉnh, gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương và 28 tỉnh.

Ngoài 11 tỉnh, thành phố giữ nguyên ranh giới (gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Cao Bằng), 52 đơn vị còn lại được tiến hành sắp xếp, cụ thể như sau:

Một số điểm sắp xếp đáng chú ý:

  1. Hà Giang và Tuyên Quang sẽ hợp nhất thành tỉnh Tuyên Quang mới, diện tích hơn 13.700 km², với quy mô dân số 1,8 triệu người.
  2. Yên Bái và Lào Cai nhập thành tỉnh Lào Cai, diện tích hơn 13.200 km², dân số 1,7 triệu người.
  3. Bắc Kạn và Thái Nguyên gộp thành tỉnh Thái Nguyên, quy mô hơn 8.300 km², dân số 1,7 triệu người.
  4. Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ hợp thành tỉnh Phú Thọ mới, diện tích hơn 9.300 km², dân số 4 triệu người.
  5. Bắc Giang và Bắc Ninh gộp thành tỉnh Bắc Ninh, diện tích hơn 4.700 km², dân số 3,6 triệu người.
  6. Thái Bình và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh Hưng Yên, diện tích hơn 2.500 km², dân số 3,5 triệu người.
  7. Hải Dương và Hải Phòng hợp nhất thành TP Hải Phòng, diện tích hơn 3.100 km², dân số 4,6 triệu người.
  8. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Ninh Bình, diện tích gần 4.000 km², dân số 4,4 triệu người.
  9. Quảng Bình và Quảng Trị nhập thành tỉnh Quảng Trị, diện tích hơn 12.700 km², dân số 1,8 triệu người.
  10. Quảng Nam và Đà Nẵng nhập thành TP Đà Nẵng, diện tích gần 12.000 km², dân số hơn 3 triệu người.
  11. Kon Tum và Quảng Ngãi sáp nhập thành tỉnh Quảng Ngãi, diện tích gần 15.000 km², dân số 2,1 triệu người.
  12. Bình Định và Gia Lai gộp thành tỉnh Gia Lai, diện tích hơn 21.500 km², dân số 3,5 triệu người.
  13. Ninh Thuận và Khánh Hòa nhập thành tỉnh Khánh Hòa, diện tích hơn 8.500 km², dân số 2,2 triệu người.
  14. Đắk Nông, Bình Thuận, Lâm Đồng hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng, diện tích hơn 24.000 km², dân số 3,8 triệu người.
  15. Phú Yên và Đắk Lắk nhập thành tỉnh Đắk Lắk, diện tích hơn 18.000 km², dân số 3,3 triệu người.
  16. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM sáp nhập thành TP.HCM, diện tích hơn 6.700 km², dân số 14 triệu người.
  17. Bình Phước và Đồng Nai nhập thành tỉnh Đồng Nai, diện tích hơn 12.700 km², dân số 4,4 triệu người.
  18. Long An và Tây Ninh sáp nhập thành tỉnh Tây Ninh, diện tích hơn 8.500 km², dân số 3,2 triệu người.
  19. Sóc Trăng, Hậu Giang và TP.Cần Thơ hợp thành TP.Cần Thơ, diện tích hơn 6.300 km², dân số 4,1 triệu người.
  20. Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long nhập thành tỉnh Vĩnh Long, diện tích hơn 6.200 km², dân số 4,2 triệu người.
  21. Tiền Giang và Đồng Tháp sáp nhập thành tỉnh Đồng Tháp, diện tích gần 6.000 km², dân số 4,3 triệu người.
  22. Bạc Liêu và Cà Mau gộp thành tỉnh Cà Mau, diện tích gần 8.000 km², dân số 2,6 triệu người.
  23. Kiên Giang và An Giang nhập thành tỉnh An Giang, diện tích gần 9.900 km², dân số 4,9 triệu người.

Việc sắp xếp này được đánh giá là bước đi quan trọng nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành và tạo tiền đề cho phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Thông tin liên hệ:

📞 Hotline: 0988 926 986

🌐 Website: www.mqm.vn

📧 Email: marketing.mqm2023@gmail.com